Ngữ pháp V고 싶다 dùng trong câu trần thuật diễn tả mong muốn thực hiện việc nào đó của NGƯỜI NÓI (NGÔI THỨ NHẤT), dùng trong câu nghi vấn để hỏi thứ mà NGƯỜI NGHE MUỐN. Dịch sang tiếng Việt nghĩa là “MUỐN”.
고 싶다 luôn được gắn vào GỐC ĐỘNG TỪ, KHÔNG CẦN QUAN TÂM ĐẾN PATCHIM CỦA ĐỘNG TỪ.
Ví dụ:
사과를 먹고 싶어요. (Tôi muốn ăn táo.)
자고 싶어요. (Tôi muốn ngủ.)
커피를 마시고 싶어요. (Tôi muốn uống cà phê.)
한국에 가고 싶어요. (Tôi muốn đi Hàn Quốc.)
유리 씨, 이번 방학에 뭐 하고 싶어요? (Yuri à, kì nghỉ lần này cậu muốn làm gì?)
LƯU Ý:
A. Dạng phủ định của V고 싶다 là : 안 + V고 싶다 HOẶC V고 싶지 않다.
Ví dụ:
운동을 안 하고 싶어요. = 운동하고 싶지 않아요. (Tôi không muốn tập thể dục.)
B. Ngữ pháp 고 싶다 không sử dụng với tính từ. Nếu muốn dùng với tính từ, trước tiên phải thêm đuôi 아/어지다 sau tính từ, khi đó cả cụm A아/어지다 đóng vai trò là động từ có nghĩa là “NGÀY CÀNG...”, sau đó ta thêm đuôi 고 싶다 thành A아/어지고 싶다, có nghĩa là “MUỐN TRỞ NÊN ...”
Ví dụ:
날씬하고 싶어요. (X) => 날씬해지고 싶어요. (O) (Tôi muốn trở nên thon thả.)
C. Với danh từ thì chuyển sang dạng N이/가 되다 có nghĩa là “TRỞ THÀNH...”, sau đó thêm đuôi 고 싶다 thành N이/가 되고 싶다, có nghĩa là “MUỐN TRỞ THÀNH ...”
Ví dụ:
저는 의사가 되고 싶습니다. (Tôi muốn trở thành bác sĩ.)
D. Khi nói về tình huống trong quá khứ dùng 고 싶었다 và khi nói về tình huống trong tương lại hoặc phỏng đoán dùng dạng 고 싶겠다, 고 싶을 것이다.
Ví dụ:
어제 친구를 만나고 싶었는데 못 만났어요. (Hôm qua tôi đã muốn gặp bạn bè nhưng đã không thể gặp được.)
오랫동안 고향에 못 가서 빨리 가고 싶겠어요. (Lâu ngày không thể về quê nên tôi mong sẽ nhanh chóng được trở về nhà.)
E. V고 싶다 không dùng với 있다 khi mang ý nghĩa sở hữu 1 vật gì đó, chỉ dùng với ý nghĩa “tồn tại ở nơi nào đó”.
Ví dụ:
노트북이 있고 싶어요. (X) => 노트북을 가지고 싶어요. (O) (Tôi muốn có laptop.)
아이유의 콘서트에 있고 싶어요. (O) (Tôi muốn có mặt ở concert của IU.)
2. CẤU TRÚC V고 싶어 하다
Ngữ pháp V고 싶어 하다 thể hiện nguyện vọng muốn thực hiện hành động nào đó của CHỦ THỂ KHÔNG CÓ MẶT CÙNG NGƯỜI NÓI VÀ NGƯỜI NGHE (NGÔI THỨ 3). Dịch ra tiếng Việt nghĩa là “MUỐN”.
Ví dụ:
화 씨는 운동화를 사고 싶어 해요. (Hoa muốn mua giày thể thao.)
제 동생은 불고기 먹고 싶어해요. (Em trai tôi muốn ăn thịt bò.)
남은 한국어를 공부하고 싶어해요. (Nam muốn học tiếng Hàn Quốc.)
수호는 김 선생님을 만나고 싶어해요. (Suho muốn gặp thầy Kim.)
3. TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT : 보고 싶다
– Nếu dùng 보고 싶다 mang ý nghĩa là “NHỚ, THƯƠNG NHỚ, MONG ĐỢI AI ĐÓ” thì sau đối tượng đó phải dùng tiểu từ 이 / 가.
Ví dụ:
저는 남자 친구가 보고 싶어요. (Tôi nhớ bạn trai tôi.)
– Nếu dùng 보고 싶다 mang ý nghĩa là “MUỐN XEM CÁI GÌ ĐÓ / AI ĐÓ” [chính là dạng V고 싶다 với V là 보다 (xem, nhìn)] thì sau đối tượng đó phải dùng tiểu từ 을 / 를.
Ví dụ:
그 영화를 보고 싶어요. (Tôi muốn xem bộ phim đó.)
저는 남자 친구를 보고 싶어요. (Tôi muốn gặp bạn trai tôi.)
Tổng hợp các NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN KHÁC sẽ được cập nhật tại ĐÂY, bạn hãy tham KHẢO thêm nếu cần nhé !!